Mâm quả đám hỏi miền Bắc 2020 - Những nét đặc trưng riêng trong phong tục
Đăng bởi Marry Doe - 05/08/2020 | Lượt xem: 1922
Trong các thủ tục cưới hỏi theo nghi thức truyền thống của Việt Nam, ăn hỏi là nghi lễ quan trọng nhất. Theo mỗi vùng miền mà nghi lễ này cũng có những điểm khác nhau. Vậy mâm quả đám hỏi miền Bắc có gì đặc biệt?
Nghi thức ăn hỏi là lời thông báo chính thức của hai con giữa hai gia đình nhà trai và nhà gái. Chính vì vậy, chuẩn bị sính lễ để nhà trai đưa tới nhà gái trong lễ ăn hỏi cần phải được lưu tâm đặc biệt. Tùy vào văn hóa của từng vùng miền mà có sự chuẩn bị đặc trưng riêng. Nhưng nhìn chung đều có những điểm tương đồng và phải đảm bảo được chuẩn bị cẩn thận.
Số lượng mâm quả cần được chú ý. Nhìn vào số lượng mâm quả và sính lễ trên mâm quả cưới, người ta có thể đoán được sự chu đáo, sự yêu mến của nhà trai dành cho cô con dâu tương lai. Cả hai đàng nhà trai và nhà gái đều muốn thể hiện sự tôn trọng đối với bà con hai họ, xóm giềng nên lẽ ăn hỏi của người Bắc thường được chuẩn bị rất chu đáo và kỹ càng.
Tráp trầu cau
>>>Xem thêm: Những điều cần làm để có một tráp trầu cau đẹp
Mứt hạt sen mang hương vị ngọt ngào vi như viên ngọc sáng tượng trưng cho sự dịu dàng, đài cát của cô dâu. Đây cũng được xem như sự bày tỏ lòng came mến, yêu quý của gia đình nhà trai dành cho con dâu. Vì vậy, vị ngọt của mứt sen được tượng trưng cho sự ngọt ngào của tình yêu đôi lứa của tình yêu vợ chồng son, hi vọng rằng tình yêu này sẽ lâu bền. Ngoài ra, còn tượng trưng cho sự giàu sang, hạnh phúc nhằm chúc phúc cho hạnh phúc vợ chồng sau này được no ấm, đủ đầy về vật chất.
Nếu bánh phu thê được người miền trung chọn cho mâm quả đám hỏi thì bánh cốm lại được xem như lễ vật không thể thiếu của người miền Bắc. Bởi do điều kiện thời tiết mà cốm là thức quà riêng chỉ có ở miền Bắc. Chính vì thế mà nó đặc trưng cho mâm quả đám hỏi miền Bắc. Mang ý nghĩa tình yêu vợ chồng đượm tình nồng thắm và gắn bó hạnh phúc với nhau trọn đời.
>>> Xem thêm: Thủ tục cưới hỏi: Qui trình tổ chức một đám cưới ở miền Bắc
-
Ý nghĩa của mâm quả ăn hỏi ở miền Bắc:

-
Mâm quả ăn hỏi ở miền Bắc gồm những gì?
Số lượng mâm quả trong lễ ăn hỏi là điểm đầu tiên cần lưu ý.
Để biết được số lượng mâm quả trong lễ ăn hỏi, nhà trai và nhà gái sẽ bàn bạc kỹ lưỡng trước ngày tiến hành lễ. Ngày đó được gọi là ngày dạm ngõ theo cách gọi xưa của ông bà ta. Nhà gái sẽ đưa ra lời “ thách cưới”, bao nhiêu mâm quả, những loại lễ vật gì và lễ dẫn cưới ( tiền mặt ) là bao nhiêu.
- Số lượng – mâm lẻ, lễ chẵn:
- Những lễ vật cần có:
-
Mâm quả đám hỏi theo phong tục miền Bắc:
Tráp trầu cau
Trong lễ vật đám hỏi miền Bắc, tráp trầu cau là mâm quả vô cùng quan trọng trong buổi lễ. Ông bà ta có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Đây được coi là lễ vật dẫn dắt đầu tiên rồi mới đến những mâm lễ khác.
Mâm chè
Người miền bắc thường có thói quen uống chè và tiếp đãi khách bằng chè khô, vì vậy chè khô cũng trở thành lễ vật không thể thiếu. Chè trong lễ vật thường được nhà gái mang ra để tiếp đãi quan khách trong ngày lễ cưới chính thức, đây được xem là sự chia sẻ niềm vui với mọi người xung quanh.
Mâm hạt sen

Mâm rượu thuốc
Mâm tráp này tượng trưng cho lòng hiếu thảo của con cháu, đặc biệt là chú rể dâng lên bàn thờ tổ tiên của gia đình nhà gái. Mâm tráp này như lời mời chân thành của cô dâu chú rể đến với các vị tổ tiên chứng giám cho tình yêu của họ và chúc phúc cho đôi uyên ương được hạnh phúc, viên mãn.Mâm bánh cốm

-
Những mẫu mâm quả đám hỏi miền Bắc:
Mâm quả đám hỏi miền Bắc có thể có thêm xôi đậu xanh và gà
Bánh cốm và mứt hạt sen được trang trí theo kiểu tháp cùng mâm hoa quả
Lễ vật được đặt gọn trong tráp đỏ cùng khăn rồng - phụng
Thêm nét hiện đại cho mâm quả bằng hoa tươi cũng là một ý tưởng mới
Mâm ngũ quả đặc trưng bởi các loại trái cây của miền Bắc
>>>Xem thêm: Bí quyết xếp tráp ăn hỏi miền Bắc sao cho đẹp và ý nghĩa nhấtBánh cốm được gói bằng giấy kính đỏ để gọn trong tráp lễ
-
Gợi ý địa chỉ dịch vụ cưới miền Bắc:
175 Bà Triệu , Hà Nội
Bình luận
Chưa có bình luận nào